Xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam là thủ tục bắt buộc mà nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Để nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về các thủ tục, lưu ý sau khi xin giấy chứng nhận đầu tư, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Những lưu ý sau khi xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam”

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

– Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;

– Thông tư số 03/2021/TT-BHKĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Những lưu ý sau khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam
Những lưu ý sau khi xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam

II. NHỮNG LƯU Ý SAU KHI XIN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

2.1. Lưu ý về thủ tục đăng ký doanh nghiệp sau khi xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam

Đối với các dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hoặc hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh để thành lập công ty cho nhà đầu tư hoặc ghi nhận nhà đầu tư trở thành thành viên, cổ đông của nhà đầu tư.

Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, hồ sơ thành lập bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

– Biên bản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc tiếp nhận thành viên mới;

– Quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc tiếp nhận thành viên mới;

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của nhà đầu tư là cá nhân. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Kế hoạch và Đầu tư nếu thành viên mới là nhà đầu tư nước ngoài;

Trình tự, thủ tục thực hiện: Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận cho nhà đầu tư.

Sau 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hồ sơ hợp lệ và nhà đầu tư tới bộ phận một cửa của Phòng ĐKKD để nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau khi sửa đổi phù hợp nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.2. Thực hiện các thủ tục về thuế sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Đối với dự án thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục về thuế để đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục về thuế sau:

– Thực hiện thủ tục kê khai nộp thuế môn bài;

– Mở tài khoản ngân hàng cho công ty, thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn và phát hành hóa đơn điện tử;

Bài viết cùng chủ đề:

Thủ tục tăng vốn đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư

Trên đây là tư vấn của Luật Thành Đô về những lưu ý sau khi xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam. Quý khách hàng gặp khó khăn về thủ tục này vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.

Đánh giá bài viết này