Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tuy nhiên trước khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư không được đầu tư kinh doanh các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.

Để nhà đầu hiểu rõ hơn về các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh”.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;

– Thông tư số 03/2021/TT-BHKĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh

II. DANH MỤC NGÀNH NGHỀ CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH

Căn cứ khoản 1 điều 6 Luật đầu tư quy định về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:

“1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”

Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư như sau:

– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại phụ lục I luật đầu tư bao gồm: cần sa, thuốc phiện, …

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II luật đầu tư bao gồm: Amiăng; hơi cay Nitơ; các chất khí gây bỏng chứa lưu huỳnh;…

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định có 8 nhóm ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cần kiểm tra, đối chiếu các ngành nghề kinh doanh dự định triển khai kinh doanh và các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam để lựa chọn đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

III. DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ CÓ ĐIỀU KIỆN

Ngoài các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành đối với cascc ngành nghề đầu tư có điều kiện. Căn cứ khoản 1, 2 điều 7 Luật đầu tư quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm:

“1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.”

Theo đó, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề đầu tư mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực ngành, ngành đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định có khoản hơn 200 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh doanh in ấn, dịch vụ việc làm, dịch vụ cho thuê lại lao động, dịch vụ giáo dục nghề nghiệp, dịch vụ vận tải đường bộ, kinh doanh bất động sản,… và nhiều ngành nghề kinh doanh khác nữa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đối với các ngành nghề đầu tư có điều kiện, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó (ví dụ: Giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ;…)

Trước khi nhà đầu tư tiến hành thủ tục đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, cần phải kiểm tra ngành nghề kinh doanh có thuộc trường hợp ngành nghề có điều kiện hay không để sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư tiếp tục thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật.

Bài viết cùng chủ đề:

Chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài

Trên đây là tư vấn của Luật Thành Đô về danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Quý khách hàng gặp khó khăn về thủ tục này vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.

Đánh giá bài viết này